Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Kiện cáo trong các dự án chung cư cần được giải quyết như thế nào

Việc mâu thuẫn giữa xẩy ra giữa các căn hộ chung cư trong mối quan hệ giữa khách hàng và chủ đầu tư là điều thường xuyên xẩy ra tại Việt Nam. Điều này khiến vấn đề quản lý nhà chung cư trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Chung cư PCC1 Thanh Xuân mở bán đợt đầu giá từ 26 triệu/m2
Theo chia sẻ của một vài nhà vận hành dịch vụ chung cư như CBRE, nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp và cãi cọ đầu tiên xuất phát từ việc ý thức và sự vận hành quản lý của các đơn vị ban quản trị chung cư hoặc từ phía chủ đầu tư. Một lý do nữa đó là sự quy định và pháp chế không rõ ràng từ các cơ quan chức năng. Biện pháp và chế tài không rõ ràng làm cho sự ràng buộc về các điều khoản không được tách bạch. Chủ đầu tư có thể cho thuê phần diện tích hầm hoặc các sàn thương mại, còn phần diện tích ở lại do một ban quản lý chung cư điều hành. Việc này cũng gặp phải nhiều vấn đề trong quản trị.
Ngoài ra việc quản lý và vận hành một tổ hợp chung cư còn liên quan tới 5 cơ quan đó là cơ quan quản lý nhà nước, ban quản trị chung cư, chủ đầu tư, đơn vị vận hành và cư dân nhưng hiện tại có các đơn vị vẫn đang đứng ngoài cuộc việc quản lý và vận hành chung cư. Điển hình như là cơ quan quản lý nhà nước. Chủ đầu tư được mặc sức "tự quyết" và gây ra sự khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung.
Để khắc phục các vấn đề đang tồn tại, có 5 phương án cần được thực hiện cùng lúc. Cụ thể như sau:
1. Rà soát và kiểm tra các văn bản hiện hành để cân đối chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Có thể bổ sung và nâng cấp để ban hành thành các nghị định trong quản lý chung cư. Hiện tại nhiều thông tư trong việc quản lý và sử dụng nhà chung cư vẫn còn nhiều bất cập.
2. Giải quyết minh bạch vấn đề quỹ bảo trì 2% của việc đặt mua căn hộ. Hiện tại có nhiều khách hàng khi nhận bàn giao nhà không đóng 2% kinh phí bảo trì cho doanh nghiệp mà nộp vào một tài khoản được phong tỏa của ban quản trị tòa nhà đó. Điều này tạo ra lợi thế khi có một ban quản trị mới thì không cần phải làm thủ tục bàn giao lại số tiền này, rất cần được ủng hộ cách làm này như ở dự án chung cư Vincity Sportia
3. Cần có sự phân công trong trách nhiệm quản lý của các đơn vị quản lý. Đơn vị, cá nhân nào mắc sai sót thì truy cứu cá nhân, đơn vị đó. Tiến hành trả phí cho các đơn vị quản lý một cách rõ ràng và chính đáng để có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
4. Cần công khai, minh bạch phí bảo trì. Có thể hướng tới phương án thuê một đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán lại số tiền này và bàn giao cho lại cho cư dân quản lý hoặc đóng vào ngân hàng phong tỏa tài khoản. Việc làm này chắc chắn sẽ tạo ra sự minh bạch và được nhiều cư dân ủng hộ.
5. Cần có sự quản lý và siết chặt việc ban hành các giấy phép liên quan tới việc quản lý vận hành các tòa nhà chung cư. Đơn vị quản lý cần chứng minh được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong việc quản lý. Ngoài ra đơn vị này cũng cần chứng minh được một nguồn tài chính mạnh để có thể làm tài sản đảm bảo trong trường hợp có sai sót còn có kinh phí bồi thường.

Hiện tại việc quản lý và vận hành căn hộ chung cư còn nhiều bất cập, nói chưa đi đôi với làm. Cần có những chế tài xử lý và phạt nặng với những trường hợp cố tình làm sai quy định. Thành phố tại nơi có các dự án chung cư cần lập một đội chỉ đạo và xử lý trực tiếp vấn đề quản lý căn hộ chung cư. Cần báo cáo lên các cơ quan chức năng khi cần thiết để đưa ra các giải pháp và sớm hoàn thiện bộ máy quản lý vì hiện tại ở chung cư đang là một xu thế tất yếu của tương lai.
Đọc thêm: Chung cư SkyView Plaza 360 Giải Phóng - Tâm điểm bất động sản phía Nam