Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Những chiếc điện thoại màn hình màu đầu tiên trên thế giới

Màn hình điện thoại di động phát triển đến ngày hôm nay được đánh dấu bằng những bước tiến vượt bậc của công nghệ. Từ màn hình đen trắng đến màn hình màu và giờ đây là những chiếc điện thoại smartphone. Từ màn cảm ứng, các nhà sản xuất nâng chất lượng lên HD, full HD, 2k và sắp tới là 4K. Sự xuất hiện của màn hình màu đã làm thay đổi thị trường điện thoại phổ biến với các thiết bị màn hình đơn sắc.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, những chiếc điện thoại như Nokia 1200 hay 1202 làm mưa làm gió trên thị trường với màn hình chỉ một màu đen trắng. Những chiếc smartphone, tablet, phablet… với màn hình sắc nét và khả năng tái tạo màu sắc chân thực không hề có vào thời điểm đó. Phải mất hàng chục năm các nhà sản xuất điện thoại mới phát triển từ màn hình đơn sắc lên màn hình màu. Hãy cùng nhìn lại những chiếc điện thoại màn hình màu đầu tiên trên thế giới.

Siemens S10 năm 1998


Nhà sản xuất di động Siemens giới thiệu chiếu chiếc S10 năm 1998 – chiếc điện thoại màn hình màu đầu tiên trên thế giới. Ngoài tính năng màn hình cho phép hiển thị 4 màu sắc đỏ, xanh lá cây, xanh dương và xanh trắng thì các chức năng khác trong máy cũng giống như các điện thoại cơ bản khác cùng thời. Đáng tiếc, Siemens đã không thành công với thiết bị này và cũng không nhiều người biết đến nó. Thật tiếc khi S10 chưa thể tạo nên một cuộc cách mạng màn hình màu.

Nokia 9210 Communicator năm 2000


Cách đây 10 năm, các Nokia vẫn đang đứng trên đỉnh cao của vinh quang. 9210 Communication được coi là một bước tiến quan trọng trong công nghệ màn hình di động khi nó được trang bị màn hình LCD có độ phân giải 640 x 200 pixel với giao diện người dùng thân thiện. Không dừng lại ở con số 4 màu sắc hiển thị, 9210 Communication có khả năng hiển thị tới 4096 bảng màu giúp hình ảnh hiển thị sắc nét và sống động hơn rất nhiều.

Máy cũng có nhiều tính năng hiện đại như: Tạo và chỉnh sửa các văn bản trên Word và Spreadsheet; Tương thích với Microsoft Office; Truy xuất dữ liệu từ Web và WAP với tốc độ lên đến 43,2kb/giây; Nhận và gửi Email với tốc độ 28,8kb/giây; Kết nối với máy camera kỹ thuật số. Máy sử dụng hệ điều hành Symbian, nền tảng Symbian v6.0, Series 80 UI. Máy được thiết kế sử dụng ngang như một chiếc máy tính xách tay.

Sanyo SCP-5000 năm 2001


Năm 2001, nhà sản xuất Nhật Bản Sanyo giới thiệu chiếc điện thoại nắp gập SCP 5000. Máy sở hữu màn hình LCD 2 inch hiển thị được 256 màu. Thiết kế của máy nhỏ gọn và tiện dụng. Tuy nhiên, so với 9210 Communication của Nokia, SCP 5000 vẫn tỏ ra lép vế hơn trong công nghệ hiển thị cũng như bàn phím đầy đủ các phím bấm tiện lợi cho người dùng. Vào thời điểm đó, chiếc điện thoại này của Sanyo bán với giá hơn 10 triệu đồng.

Ericsson T68 năm 2001


T68 của Ericsson được coi là thiết bị đánh dấu cho sự phát triển và phổ biến của màn hình màu hiện nay. Dù sở hữu màn hình bé nhưng T68 hấp dẫn người dùng nhờ thiết nhỏ gọn cùng nhiều tính năng tiện ích. Máy có 256 màu và có độ phân giải 101 x 80 pixel.

Sau những công nghệ này, màn hình điện thoại thay đổi về kích cỡ khi to dần lên, hiển thị tốt hơn với bảng màu nhiều hơn. Sự ra đời của iPhone với màn hình cảm ứng đã đánh dấu bước tiến vượt trội màn hình di động. Sau đó, người dùng thực sự chứng kiến cuộc đua độ phân giải và kích thước điểm ảnh trên màn hình.

Cho đến nay, tiêu chuẩn màn hình của tivi đã được áp dụng lên smartphone. Samsung Galaxy Note 4, Galaxy Note Edge, LG G3… là những model tiêu biểu cho khả năng hiện thị cực “khủng”. Thậm chí, Apple còn có công nghệ màn hình Retina theo chuẩn mực của riêng mình. Microsoft còn có tấm nền màn hình IPS giúp smartphone hiển thị tốt dưới ánh nắng mặt trời. Chuẩn thấp nhất hiện nay các smartphone cũng phải đạt chuẩn HD.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang tổng hợp tin tức về điện thoại di động được cập nhật liên tục hàng ngày.