Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Ngặt nghèo chế độ bảo hành của hàng xách tay

Hàng xách tay hiện nay đã trở thành thị trường ngang bằng với hàng chính hãng khi có quá nhiều cửa hàng với các đầu mối nhập hàng khác nhau. Với mức giá thấp hơn lên tới 2 – 3 triệu đồng, hàng xách tay trở thành sự chọn tối ưu cho nhiều người. Ai khi chọn mua hàng xách tay cũng biết chính xách bảo hành, hậu mãi sẽ không bằng mua hàng chính hãng. Nhưng vì nhìn vào cái lợi trước mắt là số tiền vài triệu đồng nên nhiều người vẫn chấp nhận. Độ hên xui của đồ điện tử thì không cần bàn, bất thình lình nó có thể hỏng mà người dùng không hiểu vì sao.

Sở dĩ hàng xách tay rẻ vậy là do không bị chịu thuế lại thêm người bán có quyền tự điều chỉnh giá để hút người mua. Trong khi đó, các hệ thống bán hàng chính hãng phải ký vào giấy cam kết bán giá niêm yết chính hãng để tránh bán phá giá và không được quyền tự ý điều chỉnh với số tiền lớn. Nếu vi phạm, nhẹ thì bị giảm triết khẩu, nặng thì dừng cung cấp hàng. Chẳng hạn, iPhone 5s hàng xách tay được bán với giá chỉ 13,5 – 14 triệu đồng trong khi hàng chính hãng vẫn là 16,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, tại sao hàng chính hãng dù đắt hơn nhưng vẫn có lượng mua nhiều hơn? Điều này không chỉ đến từ các chương trình khuyến mãi mà chế độ bảo hành chính hãng của máy cũng tốt hơn. Đặc biệt, với những thương hiệu chưa có đại diện tại Việt Nam như Apple hay Xiaomi thì điều này rất quan trọng.


Xiaomi là hãng điện thoại có tốc độ phát triển hàng đầu Trung Quốc hiện nay. Không chỉ vượt mặt Samsung tại thị trường nội địa, mới đây, hãng điện thoại non trẻ này đã vượt qua LG vươn lên thành hãng điện thoại đứng thứ 5 thế giới. Sự thành công này của Xiaomi đến từ những sản phẩm chất lượng tốt, cấu hình cao cấp nhưng lại có giá của điện thoại bình dân.

Mới đây, bên cạnh những rắc rối trong việc bảo mật thông tin, Xiaomi lại dính phải 1 số phản hồi không tích cực từ phía người dùng về vấn đề bảo hành sản phẩm. Tại Việt Nam, mới đây, một người yêu công nghệ tại HN vừa mua chiếc xma MI3 có giá gần 6 triệu đồng tại một cửa hàng xách tay ở Cầu Giấy bị từ chối bảo hành vì lý do điện thoại bị móp góc do va đập. Vấn đề là vết móp rất ngỏ và không làm biến dạng thiết bị.

Theo người này, máy mới mua được 3 tuần, vết lõm nhẹ là do chỗ không có ốp khi vứt trên bàn ghế. Những tưởng những vết móp này không ảnh hưởng gì thì trong 1 lần Xiaomi gửi 1 gói Update OTA, anh này vẫn up bình thường nhưng chạy được khoảng 60% thì máy tắt và không bật lại được. Khi mang ra bảo hành thì bị từ chối do quy định bảo hành yêu cầu máy phải con nguyên, bất kể máy bị xước, móp méo nặng nhẹ cũng bị từ chối. Cửa hàng đổ lỗi cho nhà sản xuất và còn chưa rõ trách nhiệm thực sự thuộc về ai nhưng cuối cùng người chịu thiệt vẫn là người dùng.

Liên hệ với cửa hàng xách tay trên, được biết, quy định bảo hành này do Xiaomi đặt ra, nếu phía cửa hàng nhận máy bảo hành thì gửi về hãng cũng bị từ chối khiến cho cửa hàng buộc phải chịu lỗ. Do đó, cửa hàng không dám nhận những trường hợp nói trên. Nhìn chung cách giải thích của cửa hàng là vô trách nhiệm đã đành, nhưng nó cũng hé lộ phần nào chính sách bảo hành rất cứng nhắc và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua của Xiaomi.

Vấn đề bảo hành luôn là điều lo lắng của nhiều người dùng smartphone. Nhiều hãng điện thoại bây giờ còn áp dụng chính sách bảo hành từng bộ phận máy với thời gian khác nhau gây khó khăn cho người dùng. Tuy nhiên, chính sách bảo hành của Xiaomi quả thật quá cứng nhắc và là điều không tưởng khi người dùng phải giữ gìn một chiếc điện thoại “không tì vết” mới được bảo hành. Để được như vậy, người dùng chỉ có cách mua máy về rồi bỏ vào tủ khóa kín lại.

Từ trước đến nay, sản phẩm xách tay được bảo hành chủ yếu dựa trên uy tín của các cửa hàng thay vì có tính pháp lý giống như các sản phẩm được các nhà sản xuất trong nước bảo hành. Cửa hàng nào giữ tín và muốn làm ăn lâu dài thì sẵn sàng chịu lỗ để bảo hành cho khách. Do đó, nếu chọn mua hàng xách tay, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn ra địa chỉ đáng tin cậy.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang tổng hợp tin tức về công nghệ được cập nhật liên tục hàng ngày.