Xe đạp điện đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới học sinh, sinh viên. Có lẽ chính vì lẽ đó mà dịch vụ mua bán xe đạp điện cũng nở rộ. Giá của mỗi chiếc xe đạp điện chính hãng, chất lượng cũng từ 10 triệu đồng trở lên. Vì vậy, không phải ai cũng có điều kiện để mua một chiếc xe đạp điện mới. Tuy nhiên, không ít người dùng vì tin vào những lời quảng cáo đã phải ngậm “trái đắng” khi tiền mất tật mang vì mua xe đạp điện cũ.
Với những lời ra bán đầy hấp dẫn từ 80% - 98%, không ít người dùng đã “mắc bẫy” của những kẻ bán hàng vô tâm. Thương con đi học vất vả, chị Nguyễn Thị Hương quê Thanh Hóa đang làm thuê trong TP HCM tích góp, dành dụm để tìm mua cho cô con gái học giỏi của mình một chiếc xe đạp điện. Chị tìm đến một cửa hàng ở phường Bình Thạnh mua một chiếc xe đạp điện hiệu Asama của Đài Loan được cửa hàng quảng cáo mới 98% nhưng giá chỉ rẻ bằng 1/3.
Đồng tiền kiếm được vất vả nên khi được cửa hàng thử mở khóa xe chạy thử, bật động cơ chạy êm ái chị chồng luôn 5,2 triệu đồng để nhận giấy tờ bảo hành, mang xe về. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần sử dụng, chị Hương đã biết mình bị lừa khi chiếc xe giở chứng.
Theo cấu tạo, nếu sạc no điện, xe Asama sẽ chạy được từ 40km - 45km tùy địa hình căn cứ vào trọng lượng trên xe nhưng khi sạc đầy điện, xe cũng chỉ đi được khoảng 10km còn không 5 – 7km là phải đạp chay. Các bộ phận của xe hỏng hóc liên tục như: Xích bắt đầu nhão, líp kêu lọc xọc, cần đạp, ốc vít rơ như răng bà già. Mỗi lần gặp “ổ gà”, chiếc xe kêu lọc cọc.
Khi mang chiếc xe lên cửa hàng bảo hành, nhân viên kỹ thuật kiểm tra thì được biết cả 4 bình điện đều bị phù, méo mó, có bình chảy cả acid. Chị Hương cứ nghĩ sẽ được thay ắc quy mới vì xe mới mua, còn thời gian bảo hành thì chủ cửa hàng cho biết chỉ bảo hành trong trường hợp bình khô và phù nhẹ. Còn trường hợp của chị, bình bị hỏng nặng cần thay mới. Chị Hương đành chấp nhận bỏ thêm gần 2 triệu để thay cho chắc ăn.
Chị Hương không phải nạn nhân duy nhất của những cửa hàng vô tâm kiểu như này. Đã có rất nhiều người dùng ăn phải “trái đắng” mà không làm gì được. Đa số những chiếc xe đạp điện này thường được cửa hàng thu nhặt các bộ phận khác nhau từ các xe khác nhau, lắp ráp lại, tút tát cho mới rồi dán thương hiệu cửa các hãng xe nổi tiếng lên. Người dùng cần cảnh giác để tránh mất tiền oan.
Nguồn: xeđạpđiệnđixa