Tại sao điện thoại thương hiệu Việt luôn bị “đì” trên chính thị trường nội địa? Tại sao người Nhật luôn sử dụng các sản phẩm nội địa của họ trong khi người Việt lại luôn chê bai sản phẩm của chính mình? Luôn có những câu hỏi được đặt ra để so sánh nhưng vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng nào cho bài toán nan giải này. Đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cố gắng để vươn lên nhưng luôn bị chìm nghỉm giữa hàng ngàn doanh nghiệp đang ồ ạt tấn công thị trường. Xét đến nay, chỉ có HKphone là doanh nghiệp thành công với dự án xây dựng thương hiệu điện thoại dành cho người Việt ở phân khúc smartphone tầm trung và giá rẻ.
Trên các trang diễn đàn có rất nhiều ý kiến chê bai các hãng điện thoại Việt với những lời lẽ rất “khó nghe” và không khách quan như: Hàng Trung Quốc, ăn cắp mẫu mã, linh kiện rởm, chế độ bảo hành kém… tuy nhiên thực hư của những lời “buộc tội” vô căn cứ trên là như nào? chúng tôi sẽ phân tích để các bạn thấy đây chỉ là những ý kiến trù dập, làm xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp Việt với chính người Việt và thế giới.
Với câu hỏi được đặt ra: “Vì sao điện thoại thương hiệu Việt gặp khó trên sân nhà?” trên một diễn đàn có một bạn comment như sau: “Hầu hết các model “thương hiệu Việt” có ngoại hình na ná giống nhau , thậm chí có hãng “sao chép” 90% ngoại hình của các model của Samsung. Xét về phần giao diện đã thua, phần cứng bên trong càng làm người dùng quay lưng. Hầu hết các hãng đt này được sản xuất tại Trung Quốc và phần cứng không khác mấy so với hàng Trung Quốc chính hiệu. Hiệu năng thì thấp, màn hình chưa được chú trọng. Gia công lỗi là những điều thường thấy trên những smarphone thương hiệu Việt”.
Có 2 vấn đề được đặt ra ở đây là mẫu thiết kế và linh kiện Trung Quốc rẻ tiền. Thứ nhất, chuyện ăn cắp mẫu thiết kế là không thể xảy ra vì cũng như các ngành công nghiệp khác, mỗi mẫu điện thoại đều được đăng ký bản quyền. Nếu HKphone ăn cắp trắng trợn mẫu thiết kế của các hãng khác thì đã bị kiện từ lâu chứ không thể phát triển hàng trăm showroom như hiện nay. Để ý có thể thấy, các mẫu điện thoại của 2 ông chùm điện thoại hiện nay là Apple và Samsung các mẫu ra cùng đời không có nhiều khác biệt trong thiết kế.
Vấn đề linh kiện, có một sự thật rõ ràng là ai cũng biết, ngay cả các hãng lơn như Apple, Samsung, Sony, HTC… cũng đều có các xưởng sản xuất gia công linh kiện tại Trung Quốc. Rất nhiều sản phẩm mua tại Nhật Bản nhưng một số linh kiện vẫn dập nổi made in china. Vì thế, chuyện sử dụng linh kiện Trung Quốc không thể lấy ra làm tiêu chí đánh giá là hàng HKphone là hàng lởm.
Tâm lý sính ngoại, không tin tưởng vào chất lượng của hàng Việt Nam cũng là một trong những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm made in Việt Nam nói chung, điện thoại nói riêng. Trong khi xét về phương diện chất lượng, cùng cấu hình đấy, cùng những chức năng ấy, rõ ràngđiện thoại Việt rẻ hơn nhưng người tiêu dùng vẫn chọn những chiếc điện thoại đắt tiền và thường tặc lưỡi cho qua “đắt sắt ra miếng”. Miếng ở đâu chưa thấy, chỉ biết khách hàng từ chối chính doanh nghiệp của mình và tốn thêm một khoản tiền để mua một sản phẩm giống nhau. Tóm lại, nhiều khi chỉ vì cái “oai” mà bạn từ chối sản phẩm của chính doanh nghiệp mình
Tất nhiên, để khách quan, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế hiện nay hầu hết các hãng lớn như Sony, LG, Samsung,Nokia, Asus.. họ đều đã tung ra những sản phẩm giá rẻ và trung để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Những sản phẩm này đã có chỗ đứng vững vàng. Xét về hiệu năng, thiết kế cũng như chất lượng sản phẩm họ luôn giành được sự quan tâm và yêu thích của người tiêu dùng. Vì vậy, bản thân các hãng điện thoại Việt càng cần cố gắng và nâng cao chất lượng trong mọi khâu để lấy lại khách hàng từ những doanh nghiệp ngoại này.
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang tổng hợp tin tức về công nghệ điện thoại di động được cập nhật liên tục hàng ngày.
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang tổng hợp tin tức về công nghệ điện thoại di động được cập nhật liên tục hàng ngày.